Sau khi các hiệp định tự do thương mại (FTA) có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, mức thuế nhập khẩu nhiểu sản phẩm chăn nuôi giảm mạnh. Lượng thịt nhập khẩu giá rẻ đổ bộ vào thị trường Việt Nam và xu hướng này còn tiếp diễn mạnh khi hàng rào thuế giảm dần và gỡ bỏ từ từ. Thêm nữa, trong thời gian qua, từ heo, bò, gà,… đều gặp khó khăn về đầu ra, giá cả do nguồn cung vượt cầu.
1. Thịt nhập khẩu tăng tỷ trọng qua các năm
Hiện nay, tốc độ nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi tăng cao hơn rất nhiều mức tăng của sản xuất trong nước. Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu trên 171,54 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 345,36 triệu USD, tăng 34,4% về lượng và tăng 29,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Quý I/2024, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Hàn Quốc và Ba Lan là 5 thị trường cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt trâu, thịt bò có xu hướng tăng; trong khi nhập khẩu thịt lợn lại giảm so với cùng kỳ năm 2023 do tiêu thụ thịt lợn trong nước chậm.
Chỉ riêng, trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 105,14 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 213,15 triệu USD, tăng 44,1% về lượng và tăng 38,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Nhìn chung, các nước có sản lượng cao đều tập trung ở các nước phương Tây. Bởi không những được xem tập quán phát triển lâu đời, mà ngành chăn nuôi nước họ còn ứng dụng được những khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ quản lý tiên tiếng nhằm nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó quá trình tích lũy tư bản hàng trăm năm nên họ sản xuất đại quy mô làm cho giá vốn hàng bán giảm thấp nhưng chất lượng lại nâng cao, khả năng cạnh tranh của sản phầm chăn nuôi chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trên thị trường thế giới.
2. Ngành chăn nuôi đối mặt thách thức cả trong và ngoài nước
Việt Nam liên tiếp trở thành thành viên các hiệp định thương mại tự do trên thế giới (CPTPP, EVFTA, FTA EU) mở ra cơ hội thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó, những sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia này. Xu thế giảm thuế suất nhập khẩu từ các nước trên là xu thế tất yếu và không thể tránh khỏi, sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm của nước ngoài không sớm thì muộn cũng sẽ xâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam.
Trong khi số lượng nông hộ chăn nuôi giảm mạnh do thua lỗ trong thời gian qua bởi quy mô nhỏ lẻ, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu kém, cộng thêm hệ thống an toàn dịch bệnh chưa được triển khai chặt chẽ dẫn đến giá thành cao đồng thời chất lượng lại thua kém hàng nhập; Thì các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đang mở rộng chăn nuôi tại Việt Nam, và hiện đã chiếm áp đảo về sản lượng lợn thịt, gà thịt xuất chuồng… Các tập đoàn như CP, Greenfeed, Japfa, New Hope, Emivest, De Heus, ... đã và đang có những dự án đầu tư với số lượng vốn rất lớn vào hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm chăn nuôi. Các doanh nghiệp FDI thao túng và dần chiếm.
GS.TS. Nguyễn Duy Hoan
Giảng viên Cao cấp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
“Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng và lợi thế về nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi, nhưng miếng bánh béo bở này lại nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp FDI có lợi thế hơn hẳn so với doanh nghiệp trong nước về vốn, công nghệ và giá thành sản xuất. Dự báo lợi thế này sẽ được phát huy sức mạnh trong thời gian tới khiến doanh nghiệp Việt Nam có thể thua tại sân nhà”
Một vấn đề nổi cộm hiện nay là tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh chưa được kiểm soát triệt để trong chăn nuôi, khâu giết mổ cũng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến người tiêu dùng dần "quay lưng" với nhà sản xuất trong nước, và sử dụng các sản phẩm thịt nhập.
3. Vấn đề cần quan tâm….
Trước sức ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tự do hóa thương mại, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt với luồng sản phẩm nhập khẩu ào ạt từ các nước có thế mạnh về chăn nuôi ngay tại chính thị trường nội địa. Đồng thời, sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu, đặc biệt là ở các khu vực thành thị ở Việt Nam, với cuộc sống bận rộn, thu nhập cao hơn và ý thức tiêu dùng cao hơn, đặc biệt là về nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ đẩy nhanh quá trình thay đổi thị hiếu tiêu dùng theo hướng tiêu dùng thịt mát và đông lạnh. Đây sẽ là thách thức lớn cho ngành chăn nuôi.
Mặc dù gặp nhiều cạnh tranh, nhưng thói quen tiêu dùng thịt tươi sống của người Việt là “hàng rào” tự nhiên để giữ thị trường. Bên cạnh đó, sở thích tiêu dùng các món đặc sản (nhím, thỏ, ba ba, lợn rừng, chồn hương, rắn, cá sấu, đà điểu, …) không thể thay thế bởi các sản phẩm ngoại nhập giúp xác định lợi thế cạnh tranh của chăn nuôi trong nước. Thói quen này giúp Việt Nam còn đủ thời gian để sản xuất, đáp ứng nhu cầu các loại thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu. Với đặc tính dễ nuôi, ít bệnh, phù hợp với hầu hết các vùng khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng của nước ta. Đà điểu là vật nuôi tiềm năng, hiện vẫn được xem là đặc sản được nhiều người ưa chuộng.
Xem thêm tại:
CÔNG TY CỔ PHẦN HÀ TÂN KỲ
Hotline: 036.333.6669
CSKH: 0272.3829971 - 035.650.7279
Sale: 033.350.7279
TVKT: 096.177.6664
Website: http://www.traigiongdadieu.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/dadieuhatanky/