TẾT NGUYÊN ĐÁN
NĂM MỚI KHỞI ĐẦU MỚI
MÙA VỤ MỚI
Đối với cư dân nông nghiệp, ngay từ thuở xa xưa thiên nhiên là điều kỳ bí, là thế giới của những thần linh với niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên của tạo hóa, cùng với sự tiến bộ, cư dân nơi đây đã tạo nên được hệ thống văn hóa mang tính đặc trưng, trong đó Tết được xem là dấu ấn văn hóa có sức sống lâu bền, gắn liền giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Tết, khởi đầu của một năm, một tháng, một mùa, một chu kỳ sản xuất nông nghiệp mới. Tết cũng là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của người Việt trong năm và ai cũng dành những điều tốt đẹp nhất cho Tết. Người nông dân Việt sử dụng nông lịch hay lịch âm được tính theo vòng quay của mặt trăng chung quanh trái đất, nhưng cũng tính được 24 tiết khí của trái đất với mặt trời, với 4 điểm gốc Xuân phân, Thu phân, Đông chí, Hạ chí. Tết bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng Giêng, khởi đầu của một năm mới, cũng là khởi đầu của một chu kỳ canh tác mới.
Thời xưa, cách tính lịch thời tiết rất vi diệu, ông cha ta kết hợp lịch thời tiết tháng với tuần trăng và năm với thời tiết. Từ đó, dự báo sự thay đổi về ngày, tháng, năm, sự chuyển giao mùa và sự chuyển giao thời tiết. Cách này sẽ được sử dụng nhiều trong nông nghiệp thời bấy giờ để lập lịch canh tác theo thời tiết từng mùa. Hơn nữa 24 tiết khí cũng có ý nghĩa trong việc định ngày tốt, ngày xấu, xem những việc nên làm hay không nên làm theo lịch trình. Tùy theo mỗi vùng miền hoặc theo quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán khác nhau, Tết cổ truyền ở từng địa phương cũng có những nét khác nhau. Tuy nhiên, xét về tổng thể, phong tục của ngày Tết được chia làm ba khoảng thời gian, gồm: Tất niên, Giao thừa và Tân niên.
Mỗi khoảng thời gian ứng với những hoạt động như: Tống cựu nghinh tân; Đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp; Gói bánh chưng, bánh tét; Chưng hoa ngày tết (đào, mai, quất…); Chưng mâm ngũ quả; Thăm viếng mộ tổ tiên, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu; Cúng giao thừa; Xông đất; Chúc tết và mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, bạn bè; Xuất hành đầu năm; Đi lễ chùa đầu năm; Hái lộc đầu xuân;…. Những phong tục mang tính linh thiêng đó đều nhằm cầu mong cho sự tốt lành, may mắn, thành công và sức khỏe trong năm mới. Chính vì mang tính chất sự khởi đầu của một giai đoạn gieo trồng mới, một tháng mới, mùa mới, năm mới, cho nên Tết có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Việt. Với mỗi người Việt, Tết là dịp tụ họp, đoàn viên gia đình. Con cháu đi làm ăn xa, dù bận đến mấy cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình. Dịp này là dịp gặp gỡ ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng ruột thịt mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc – cùng nhau ngồi lại sum vầy bên nhau, cùng hoạch định về kế hoạch năm tới, mùa vụ năm tới.
Với Khoa học, Tết là thời gian mở ra cổng năng lượng mới, nguồn từ trường mới, giúp con người thư giãn, rũ bỏ những muộn phiền của năm cũ, mở ra hành trình của năm mới, dự tính cho tương lai. Một năm mới sắp bắt đầu, mùa vụ mới sắp mở ra, bà con mình chưa có kế hoạch chăn nuôi gì- hãy nắm bắt mô hình chăn nuôi đà điểu. Với chi phí đầu tư đơn giản, chăn nuôi dễ dàng, thức ăn dễ kiếm, rẻ tiền sẽ giúp bà con vừa thư giản, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chắc chắn mô hình này sẽ giúp mang lại vụ mùa bội thu, một năm mới thành công.
CÔNG TY CỔ PHẦN HÀ TÂN KỲ
Hotline: 036.333.6669
CSKH: 0272.3829971 - 035.650.7279
Sale: 033.350.7279
TVKT: 096.177.6664
Website: http://www.traigiongdadieu.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/dadieuhatanky/
Youtube: https://www.youtube.com/@Traigiongdadieu.
Tiktok: www.tiktok.com/@traigiongdadieu.htk