Từ đầu năm 2024 đến nay, tại nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện nhiều ổ dịch khiến hàng ngày vật nuôi bị tiêu hủy, gây thất thoát đồng thời ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng khiến sức mua và giá các sản phẩm chăn nuôi giảm mạnh.
1. Hàng ngàn vật nuôi bị tiêu hủy
Theo nhận định của các cơ quan chuyên môn về thú y và các địa phương, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sức khỏe người dân và môi trường. Cụ thể, cả nước đã xảy ra 468 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 41 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 22.011 con lợn. Dịch bệnh trầm trọng và dai dẳng nhất tại một số tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Nam, Quảng Ninh. Hiện nay, cả nước có 247 ổ dịch thuộc 68 huyện của 21 tỉnh chưa qua 21 ngày. So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch tăng 2,4 lần, số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch tăng 93,7%. Đối với bệnh lở mồm long móng, cả nước phát sinh 44 ổ dịch tuýp O tại 25 huyện của 13 tỉnh; số gia súc mắc bệnh là 1.421 con, số gia súc tiêu hủy là 123 con. So với cung kỳ năm 2023, số ổ dịch tăng 2,09 lần, số gia súc mắc bệnh tăng 2,18 lần. Hiện nay, cả nước có 3 ở dịch bệnh lở mồm long móng tại 2 tỉnh Yên Bái và Gia Lai chưa qua 21 ngày. Nguy cơ dịch bệnh lở mồm long móng tái phát và phát sinh cũng là rất cao.
Theo ông Phan Quang Minh, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm diễn biến khá phức tạp, số ổ dịch và số gia súc, gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có chiều hướng gia tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2023
Từ đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 7 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 7 huyện của 7 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 12.424 con. Riêng 3 tháng đầu năm 2024, cả nước có 6 ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm xảy ra tại 6 tỉnh (gồm: Bắc Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang), buộc tiêu hủy 8.924 con gia cầm (tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023). Vi rút cúm gia cầm với các chủng A(H5N1), A(H5N6), A(H5N8)... đang lưu hành ở nhiều địa phương với tỷ lệ khá cao (khoảng 5%). Dự báo trong thời gian tới, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong chăn nuôi lây lan diện rộng rất cao bởi xu hướng tái đàn ồ ạt, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các hộ trước đây đã bị dịch và mặc dù đã có vaccine phòng bệnh dịch các loại, nhưng việc quan tâm, sử dụng vaccine còn hạn chế, tỷ lệ tiêm phòng còn rất thấp, vẫn còn hiện tượng bán, vứt xác động vật bệnh, chết ra ngoài. Trên thế giới, theo báo cáo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE/WOAH) và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO) từ đầu năm 2023 đến hết tháng 01/2024 tổng cộng đã có 8.850 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) do các chủng vi rút CGC A/H5 gây ra. Đặc biệt, tại Cam-pu-chia trong năm 2023 đã có 06 người bị nhiễm vi rút CGC A/H5N1 (trong đó có 04 ca tử vong); từ đầu năm 2024 đến nay, diễn biến dịch bệnh CGC tại quốc gia này vẫn tiếp tục phức tạp, đã có 04 người nhiễm CGC A/H5N1 (trong đó có 01 ca tử vong) tại một số tỉnh biên giới giáp với Việt Nam.
2. Cơ sở giết mổ kém chất lượng, đại trà khó kiểm soát
Theo Bộ NN-PTNT, cả nước hiện có hơn 22.000 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ. Tại các cơ sở này, tỷ lệ kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm ở mức thấp, hoặc không kiểm soát được (không có đăng ký kinh doanh), không truy xuất được nguồn gốc đối với sản phẩm chăn nuôi. Cộng thêm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, thay đổi bất lợi liên tục làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, lây lan và gây bệnh. Trong khi nhu cầu giao thương, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm chăn nuôi gia tăng do kinh tế thương mại – du lịch dần hồi phục.
Theo Bộ NN-PTNT, cả nước hiện có hơn 22.000 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ. Qua số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, 20% gà ở chợ gia cầm sống và lò mổ ở phía Bắc Việt Nam dương tính với virus cúm gia cầm H9N2. Đáng chú ý, 50% cơ sở giết mổ và chợ gia cầm dương tính với Salmonella, một loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. 30% chợ gia cầm và cơ sở giết mổ dương tính với Campylobacter, một loại vi khuẩn khác gây ngộ độc thực phẩm.
Do dịch bệnh hoành hành, chăn nuôi điêu đứng vì thua lỗ, lo mất cân đối cung cầu. Hàng loạt dịch bệnh bùng phát day dẳng buộc nhiều gia đình phải “quay lưng” với các sản phẩm chăn nuôi do tâm lý lo ngại; cộng với tư thương ép giá khiến giá các sản phẩm này càng giảm mạnh; dần dần các hộ, trang trại chăn nuôi ngại tăng đàn hoặc thậm chí “treo chuồng”. Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) “Như vậy, trong thời gian tới, nguồn cung thực phẩm giảm mạnh và rồi có thể giá sẽ tăng lên. Lúc đó có thể sẽ xảy ra tình trạng nhập lậu các sản phẩm chăn nuôi vì giá trong nước và nước ngoài chênh lệch”
3. Đà điểu – khả năng đáp ứng miễn dịch nhanh
“Theo thống kê của Hiệp hội Đà điểu và gia cầm thế giới trong trang web www.poultryMED.com cho rằng chưa phát hiện đợt dịch lớn từ virus H5N1 trong đàn đà điểu. Điều này có thể do cấu trúc protein của đà điểu khác xa với gia cầm nên khả năng mẫn cảm với bệnh rất ít”.
Được thừa hưởng bộ gen hoang dã do có nguồn gốc tổ tiên ở châu Phi. Nguồn thức ăn của chúng là thực vật tự nhiên và lành mạnh nên khả năng miễn dịch của chúng phát triển rất tốt, cao hơn hẳn các loại gia cầm khác. Chúng đáp ứng vacxin rất tốt. Cụ thể khi so sánh với gà, để gà tạo đươc kháng thể phải mất 7-10 ngày, riêng với đà điểu chỉ mất 2-3 ngày. Thêm nữa, theo một số kinh nghiệm ở các trại, mặc dù cũng không chủ động trong công tác bảo hộ bằng vacxin, nhưng khi xảy ra dịch bệnh thì tỷ lệ hao hụt cũng không cao. Thường chúng chết lẻ tẻ, không diễn ra đồng loạt như trên gia cầm.
Toàn bộ con giống cũng như đà điểu sinh sản tại trại đều tuân thủ quy trình vacxin nghiêm ngặt, nâng cao tỉ lệ bảo hộ. Qua thực tế, tuy là giống chim hoang dã, nhưng có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh, có thể chống chịu với thời tiết khắc nghiệt. Khi chúng được thuần hóa thành vật nuôi và phát triển nhanh chóng ở nhiều nơi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.Để biết thêm nhiều thông tin kỹ thuật thú vị về đà điểu, quý độc giả có thể tìm hiểu thêm tại các trang social của Đà điểu Hà Tân Kỳ - Long An.
Xem thêm tại:
CÔNG TY CỔ PHẦN HÀ TÂN KỲ
Hotline: 036.333.6669
CSKH: 0272.3829971 - 035.650.7279
Sale: 033.350.7279
TVKT: 096.177.6664
Website: http://www.traigiongdadieu.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/dadieuhatanky/