Ngành chăn nuôi thương mại là một phần không thể thiếu của nền nông nghiệp hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa nông nghiệp đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Trong hai thập kỷ gần đây, sự xuất hiện của các dịch bệnh như lở mồm long móng, bệnh bò điên và dịch cúm gia cầm đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi truyền thống. Giữa bối cảnh đó, thịt đà điểu đã nổi lên như một giải pháp an toàn và được ưa chuộng, được mệnh danh là “Thịt sạch của thế kỷ XXI”. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi đà điểu thương mại ở nhiều quốc gia trên thế giới.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU THẾ GIỚI
1.1 Nam Phi – cái “nôi” đồng thời thống trị ngành công nghiệp chăn nuôi đà điểu
Lịch sử nuôi đà điểu bắt nguồn từ thế kỷ 19, khi Nam Phi là quốc gia đầu tiên bắt đầu nuôi đà điểu trên cơ sở thương mại.
Lịch sử ngành chăn nuôi đà điểu thế giới
Cách đây 150 năm, người châu Âu đặt chân lên Nam Phi, bắt đầu chinh phục thuộc địa để khai thác tài nguyên đất đai, nô lệ da đen và thành lập thuộc địa Cape. Tại đây, người da trắng tận dụng nguồn nhân công dồi dào, họ bắt đầu xây dựng các nông trường để phục vụ cho mẫu quốc. Theo Frank G. Carpenter, người Anh được ghi nhận là người đầu tiên thuần hóa đà điểu tại các nông trường theo hình thức nuôi bán tự nhiên. Highgate ostrich show farm, là trang trại thương mại đầu tiên nuôi thành công, và họ có thể lấy lông 6 - 8 tháng/lần thay vì giết những con đà điểu hoang dã để lấy lông.
Cụ thể, vào năm 1820, lông đà điểu Nam Phi lần đầu tiên được xuất khẩu sang Châu Âu, nơi chúng có nhu cầu cao về mũ, quạt, khăn choàng và các phụ kiện khác. Những chiếc lông này được thu hoạch từ những con đà điểu bị săn bắn trong tự nhiên. Đến năm 1821, một đạo luật đã được công bố, cấm săn bắn đà điểu ở Nam Phi. Việc nuôi đà điểu bắt đầu từ những năm 1860 ở các vùng của Karoo và Eastern Cape ở Nam Phi. Năm 1865, chỉ còn 80 con đà điểu được thuần hóa ở Nam Phi, nhưng số lượng đã tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt là khi áp dụng khoa học công nghệ vào việc ấp trứng nhân tạo, thì đến năm 1875, Nam Phi có hơn 32.000 con đà điểu. Trong nhiều thập kỷ, Nam Phi là nhà cung cấp đà điểu duy nhất trên thế giới với luật pháp nghiêm ngặt ngăn cản việc xuất khẩu con giống. Tuy nhiên, nhu cầu rất lớn về lông đà điểu cũng thu hút các quốc gia khác bắt đầu nuôi đà điểu, như Hoa Kỳ và Úc.
Trang trại đà điểu bắt đầu lan dần sang các nước khác, cho đến khi tổng số lượng đà điểu nuôi thương mại đạt trên 1 triệu con vào năm 1913. Ngoài thu hoạch lông, thịt & da đà điểu cũng được khai thác triệt để. Trong đó, da được xem là sản phẩm thương mại mạnh nhất lúc bấy giờ. Và đa phần các sản phẩm được mang về phục vụ cho các nước châu Âu. Ngành công nghiệp lông đà điểu đạt đến đỉnh cao từ năm 1900 đến 1914, khi lông đà điểu có giá trị hơn vàng. Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ nhất, ngành cng nghiệp lông vũ sụp đổ do những thay đổi về xu hướng thời trang và điều kiện kinh tế. Nhiều người chăn nuôi đà điểu bị phá sản và hàng nghìn con đà điểu bị giết hoặc thả về tự nhiên. Việc buôn bán đà điểu bị chậm lại; cho đến cuối Thế chiến thứ hai, khi nó dần phục hồi bằng cách đa dạng hóa sang các sản phẩm khác như thịt, da và trứng. Năm 1945, với hơn 1000 trang trại được thành lập, trong đó có 700 trang trại đã cùng nhau hợp thức hóa cổ phần để thành lập tập đoàn KKI (Klein Karoo International). Sự ra đời của KKI gắn liền với lịch sử nuôi đà điểu thương mại ở Nam Phi và dẫn đến sự bùng nổ kinh tế ở khu vực Little Karoo. Cung cấp các mặt hàng từ da, lông, thịt đến xương, mỡ theo quy mô công nghiệp, tạo thành chuỗi cung ứng toàn cầu.
Do đó, Nam Phi là nơi có ngành công nghiệp sản xuất & xuất khẩu các sản phẩm đà điểu lớn nhất và duy nhất trên TG lúc bấy giờ. Mặc dù ở các trang trại khu vực Bắc Phi cũng tham gia nuôi đà điểu, nhưng do không đủ năng lực sản xuất nên thị trường này không xuất khẩu được. Lò mổ đà điểu đầu tiên ở Nam Phi bắt đầu hoạt động vào năm ở Oudtshoorn vào năm 1950 và vào năm 1993, lò mổ đầu tiên đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thịt đà điểu sang châu Âu được xây dựng hoạt động. Ngày nay, Nam Phi vẫn là nhà cung cấp các sản phẩm từ đà điểu lớn nhất thế giới, đóng góp tới 75% sản lượng toàn cầu. Các khu vực sản xuất đà điểu chính ở Nam Phi chủ yếu là ở các khu vực phía nam Cape từ George đến Swellendam và ở Klein Karoo. Một số hoạt động sản xuất cũng diễn ra ở các tỉnh khác như Eastern Cape, Northern Cape và Limpopo. Cho đến ngày nay, Oudtshoorn cũng được xem là thủ đô của đà điểu thế giới. Năm 1974, tổng thống Zimbabwe – ông Robert Mugebe, đã bắt đầu công cuộc quốc hữu hóa các đồn điền của người da trắng, để giao lại cho người da đen tiếp quản. Tuy nhiên, do không đủ trình độ khoa học công nghệ nên không thể phát huy hiệu quả. Nên ngành công nghiệp đà điểu nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung tại Zimbabwe sụp đổ. Chính thức xóa sổ Zimbabwe ra khỏi bản đồ công nghiệp đà điểu thế giới. Năm 1974, tổng thống Zimbabwe – ông Robert Mugebe, đã bắt đầu công cuộc quốc hữu hóa các đồn điền của người da trắng, để giao lại cho người da đen tiếp quản. Tuy nhiên, do không đủ trình độ khoa học công nghệ nên không thể phát huy hiệu quả. Nên ngành công nghiệp đà điểu nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung tại Zimbabwe sụp đổ. Chính thức xóa sổ Zimbabwe ra khỏi bản đồ công nghiệp đà điểu thế giới.
Ban đầu, Nam Phi không xuất khẩu con giống nhưng với sự diễn ra đầu tiên và thứ hai của cuộc thế chiến, thị trường lông bị rơi vào khủng hoảng và số lượng của các trang trại đà điểu đã giảm đáng kể. Năm 1986, ngay trước khi các biện pháp trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ được áp đặt, Nam Phi đã xuất khẩu cao kỷ lục là 90.000 con đà điểu giống cho một mình Hoa Kỳ. Châu Phi là nền móng đầu tiên của nghành công nghiệp chăn nuôi đà điểu. Hiện nay, Nam Phi là nước dẫn đầu trên thế giới về đà điểu. Châu Phi có khoảng 800 trang trại với tổng số ước chừng 1 triệu đà điểu giống. Trong đó, Nam Phi có khoảng 588 trang trại xuất khẩu đã đăng ký, bao gồm 453 trang trại ở Western Cape, 102 ở Eastern Cape và 33 trang trại khu vực khác. Đại diện có Ủy ban kinh doanh đà điểu Nam Phi SAOBC (South African Ostrich Business Chamber) - là một hiệp hội đại diện cho ngành sản xuất và chế biến đà điểu và các sản phẩm từ đà điểu.
1.2 Tình hình chăn nuôi đà điểu tại các khu vực khác
Theo ước tính, số lượng đà điểu sinh sản trên toàn thế giới vào khoảng 4 triệu con, trong đó 1/3 tập trung ở châu Phi. Hiện châu Phi đang dẫn đầu về số lượng chăn nuôi đà điểu với 670.000 con. Gần đây, một số nhà chăn nuôi bò thịt châu Âu, Mỹ, Canada cũng chuyển sang chăn nuôi đà điểu. Châu Âu hiện có khoảng 6.500 trang trại với tổng đàn sinh sản hơn 50.000 con. Đại diện cho các nước hồi giáo Trung Đông, có Iran, hiện đứng thứ 2 trên thế giới trong ngành công nghiệp này. Với số lượng đà điểu là hơn 400.000 con, chỉ đứng sau Nam Phi. Tại đây, các sản phẩm từ da, lông cung cấp cho thị trường với phân khúc thấp, chủ yếu xuất khẩu qua Trung Quốc. Trong khi thịt Halal là một phần thiết yếu của tín ngưỡng hồi giáo, quy định một số loại thịt không được sử dụng. Thịt đà điểu không nằm trong danh sách thịt bẩn Haram, nên chúng được sử dụng làm sản phẩm thịt thay thế trong khu vực này.
Bắc Mỹ, Australia cũng có nhiều khu chăn nuôi tập trung với số lượng lớn. Châu Á trong 2 thập niên qua, tốc độ phát triển đà điểu tăng rất mạnh, ví dụ như Israel. Trung Quốc hiện hiện có 480 trang trại với tổng số 210.000 con, đứng thứ 3 trên thế giới. Tuy nhiên, các sản phẩm từ đà điểu không xuất khẩu do nhu cầu nội địa tại đây rất cao. Được mệnh danh là kinh đô thời trang, Ý cũng là nước rất chú trọng trong ngành công nghiệp sản xuất đà điểu. Tại đây, ngành công nghiệp thuộc da rất phát triển cho ra các sản phẩm thời trang chất lượng. Tuy sản lượng các mặt hàng xuất khẩu không bằng Nam Phi, nhưng Ý tập trung sản xuất các sản phẩm cao cấp.
2. ĐÀ ĐIỂU – NGHỀ MỚI TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU VIỆT NAM
Tại Việt Nam, ngành chăn nuôi đà điểu hình thành khá muộn. Năm 1995, Bộ Nông nghiệp & PTNT bàn giao cho Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Viện Chăn nuôi ấp 02 quả trứng đà điểu Ostrich gởi từ Mỹ về Việt nam ấp nở được 02 con nuôi phát triển hoàn toàn bình thường. Năm 1996, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Viện Chăn nuôi tiếp tục được Bộ Nông nghiệp & PTNT giao tổ chức ấp 100 trứng đà điểu nhập từ Zimbabwe nở được 41 con nuôi cho kết quả tốt. Cùng với những cơ sở khoa học & kinh nghiệm vững chắc với kết quả thực nghiệm có tính thuyết phục. Trại trưởng Bạch Mạnh Điều cho biết, cùng với 38 đà điểu con ban đầu, năm 1998, đã có 160 đà điểu Ostrich 3 – 4 tháng tuổi gồm 03 dòng Blue, AUST và Black đã được nhập về từ Úc với giá trị gần 7,6 triệu đồng/con. 03 dòng đà điểu này và 01 dòng của Zimbabwe được chăm sóc nuôi dưỡng và phát triển tốt qua từng giai đoạn.
Lịch sử phát triển ngành đà điểu ở Việt Nam
Theo dự đoán của các chuyên gia thì trong tương lai, việc nuôi đà điểu ở VN sẽ phát triển mạnh. Bởi VN có điều kiện thuận lợi, có rất nhiều vùng sinh thái chưa phát huy hết tiềm năng như đồi núi trung du các tỉnh phía Bắc, các vùng bãi cát hoang hóa thuộc duyên hải miền Trung-Nam bộ... là những nơi rất thích hợp cho việc chăn nuôi đà điểu với số lượng lớn. Các chuyên gia cho biết, nuôi đà điểu không khó, vì thức ăn của chúng rất đơn giản và sẵn có (ngũ cốc, rau, cỏ, ngô, cám và thức ăn tổng hợp của gà). Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương chuyển giao vào sản xuất cho ba trại giống Hòa Phú (Đà Nẵng), Tam Kỳ (Quảng Nam), Ninh Hòa (Khánh Hòa) gần 7.000 đà điểu giống, trong đó đã có 1.700 đà điểu sinh sản. Năm 2004, Việt Nam đã thành lập Hiệp hội chăn nuôi đà điểu để trợ giúp các doanh nghiệp, nhưng ở nhiều tỉnh trên cả nước, các trang trại tư nhân vẫn chỉ dám nuôi “thử” từ 10 đến 40-50 con, những trang trại nuôi từ 100 đến vài trăm con trở lên hiện chưa nhiều.
Năm 2007, Trung tâm đã chuyển giao trên 12.000 con đà điểu giống, trong đó có 3.950 con đang sinh sản, 8.082 con hậu bị vào sản xuất, nuôi tại 56 trang trại ở trên 40 tỉnh thành, thuộc các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước. Tính đến năm 2010, cả nước có trên 17.000 đà điểu giống sinh sản, sản xuất được 10.000 – 13.500 tấn thịt và 280.000 – 330.000 bộ da/ năm. Sự phát triển của ngành chăn nuôi đà điểu không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Với tiềm năng to lớn và xu hướng tiêu thụ ngày càng tăng, ngành chăn nuôi đà điểu hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần quan trọng của nền nông nghiệp hiện đại.
Xem thêm tại:
CÔNG TY CỔ PHẦN HÀ TÂN KỲ
Hotline: 036.333.6669
CSKH: 0272.3829971 - 035.650.7279
Sale: 033.350.7279
TVKT: 096.177.6664
Website: http://www.traigiongdadieu.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/dadieuhatanky/