KỸ THUẬT CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU HẬU BỊ

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU HẬU BỊ
Ngày đăng: 27/06/2024 04:46 PM

1. CHUỒNG TRẠI

    - Chuồng nuôi nên thiết kế phù hợp với bản năng chạy nhảy của đà điểu, chuồng cao ráo, không ngập úng, mặt sân phải được làm sạch mảnh thuỷ tinh, kim loại, túi nilong…không sử dụng những vật sắc nhọn để làm chuồng trại

    - Đối với mô hình nuôi hậu bị sinh sản ở trại, 1 trống 2 mái thì cần diện tích trung bình : 4m*12m, phần mái che dài 4m, cao 3m.

    - Hàng rào: có thể rào bằng lưới B40, tính từ mặt đất lên 1.6 – 1.7m.

2. MÁNG ĂN, MÁNG UỐNG

   - Đà điểu là loại động vật to lớn vì vậy phải có máng ăn, máng uống đủ lớn và đảm bảo chắc chắn.

   - Máng ăn, máng uống: làm bằng gỗ, ximăng, hoặc tận dụng lốp xe cũ (đặt trong chuồng), thùng nhựa cũ… để tiết kiệm chi phí. Máng nước nên đặt tại vị trí cố định nên đặt gần gốc cây có bóng mát, đặt ngoài chuồng và cách xa máng ăn để tăng khả năng vận động cho đà điểu.

3. CHĂM SÓC VÀ CHO ĂN

   - Số lần cho ăn trong giai đoạn này 2 cữ/ngày, khuyến nghị 7h sáng – 1h chiều, đảm bảo đủ lượng thức ăn trong máng cho đà điểu có thể ăn tự do, và hết thức ăn vào khoảng 17h để cho đà điểu nghỉ ngơi và hấp thu thức ăn.Nên đảo thức ăn ( khuyến nghị 11h) tạo sự tươi mới giúp đà điểu ăn hết thức ăn, tránh lãng phí.

 

Thức ăn tinh (kg/con) Thức ăn xanh (kg/con)
1,0 1-1,1

Bảng định lượng thức ăn cho đà điểu

 

- Thức ăn tinh giai đoạn này nên sử dụng thức ăn của vịt thịt có độ đạm 19%, thức ăn xanh chủ yếu là cỏ voi xay nhuyễn, có thể phối trộn thêm  rau muống ở giai đoạn này.

4. VỆ SINH CHUỒNG TRẠI

   - Chuồng trại nên được quét dọn, phun sát trùng định kỳ 1 lần/1 tuần, chú ý nhặt sạch dị vật ra khỏi chuồng nuôi tránh đà điểu nuốt phải.

   - Máng ăn phải được vệ sinh, quét dọn hàng ngày, bỏ hết thức ăn cũ vào cuối ngày, định kỳ 1 lần/ tuần xịt rửa máng ăn.

   - Máng uống cần được đặt trong bóng râm hoặc dưới tán cây, tránh nắng làm nóng nước, mỗi ngày phải được chùi rửa, thay nước uống mới hằng ngày.

5. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TRÊN ĐÀ ĐIỂU

  5.1 Các bệnh thường gặp và cách điều trị

Bệnh thường gặp

Nguyên nhân

Triệu chứng

Điều trị

Phòng bệnh

Bệnh hô hấp

- Chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ

- Mưa dầm

- Đà điểu đúng 1 chỗ, cong cổ

- Mắt nhắm, mắt  có bọt khí

- Thở mạnh nhịp cách cách giật liên tục

- Chích Enrofloxacin hoặc flodoxy chích 3 ngày liên tục với liều giảm dần ( 7-6-5ml )

- Rửa mắt bằng nước muối sinh lý, bôi tetracylin vào mắt

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên

Đau mắt

- Cát tụ lại trong mắt

- Môi trường ẩm ướt sinh độc tố

 - Cơ thể có nhiều nấm, độc tố nấm gom lại thành hạt cườm

- Chảy nước mắt liên tục

- Mắt bị sưng đỏ lên và nhắm một mắt

3 trường hợp:

- Trường hợp 1: Trong mắt có hạt nấm như hạt cườm nằm ở giữa mắt là bệnh nấm mắt dùng thuốc nhỏ mắt trên người+ fluconazole·.

- Trường hợp 2: Mắt sưng do có cát thì lau sạch mắt bằng nước muối sinh lý, dùng bông gòn lau sạch hết cát ở mắt sau đó bôi tetracylin

- Trường hợp 3: Bệnh đau mắt đỏ: Dùng nước muối sinh lý dể rửa mắt, nhỏ thuốc nhỏ mắt của người ( Gentamycin, Topramycin )

- Vệ sinh chuồng trại hàng tuần, phun sát trùng định kỳ 1 tuần 1 lần

Chấn thương ngoài da hoặc chấn thương cơ học ( chân, gãy cánh)

- Do chuồng trại có vật đưa ra

- Do hoảng loạn, chạy mắc trụ hàng rào

- Trường hợp vết rách dài thì mới can thiệp

- Cho uống Ampicolistin để phòng nhiễm trùng

- Dùng povidine sát trùng vết thương, nếu vết rách dài thì nên dùng kim để may vết thương

- Trường hợp chấn thương dùng kháng viêm và chymosin(8ml/con) để làm giảm đau và tan máu bầm.

 

- Kiểm tra chuồng trại thường xuyên

- Lắp đặt hệ thống nhạc

Bệnh tắc đường tiêu hóa

-Có vật lạ trong chuồng như túi nilong, vật nhọn…

- Cỏ xay chưa được nhuyễn ( gốc to )

- Con vật lờ đờ chúng thường ngoặc đầu, đôi khi hành xử như thể bị hóc thứ gì đó và lắc đầu. 

- Dùng men tiêu hóa để hóa thức ăn

- Vitamin C

- Dọn vệ sinh chuồng trại, loại bỏ dị vật

Bệnh đường ruột

-Rối loạn tiêu hóa

-Nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột như E. Coli, Salmonella…

- Đà điểu bỏ ăn hoặc ăn ít, lờ đờ, đứng tách bầy.

-Tiêu chảy phân đen loãng.

 

- Định kỳ sử dụng Ampicoli 2 tháng/1 lần liên tục 3 ngày.

Dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng diệt mầm bệnh

Chướng hơi, ăn không tiêu

- Do nuôi nhốt chung, đà điểu háo ăn, ăn nhiều dẫn đến không tiêu

- Hàm lượng Axit trong hệ tiêu hóa tăng cao.

- Bụng căng phồng, bỏ ăn

- Đà điểu hay nằm, lười vận động

- Cho uống Anti- Boat (trị chướng hơi dạ cỏ trên bò)

- Sau đó bổ sung men trong 3 ngày, để ổn định hệ vi sinh đường ruột

Cân bằng thức ăn xanh và thức ăn tinh

5.2 Các bệnh do virus trên đà điểu sinh sản

 

Bệnh

Khắc phục

Hội chứng giảm đẻ  (EDS)

- Giai đoạn nghĩ đẻ tiêm phòng vắc xin ND-IB-EDS định kỳ 6 tháng/1 lần

Viêm phế quản (IB)

- Giai đoạn nghĩ đẻ tiêm phòng vắc xin ND-IB-EDS định kỳ 6 tháng/1 lần

- Khi mắc bệnh dùng kháng thể điều trị

Newcastle (ND)

- Giai đoạn nghĩ đẻ tiêm phòng vắc xin ND-IB-EDS định kỳ 6 tháng/1 lần

Viêm thanh khí quản (ILT)

- Cho uống vắc xin ILT định kỳ 3 tháng/ 1 lần

Cúm gia cầm

- Tiêm phòng vắc xin H5N1 6 tháng/ 1 lần

 

Xem thêm tại:

 

 

NG TY CỔ PHẦN HÀ TÂN KỲ

Hotline: 036.333.6669

CSKH: 0272.3829971 - 035.650.7279

Sale: 0333.507.279

TVKT: 096.177.6664

Websitehttp://www.traigiongdadieu.com.vn 

Fanpagehttps://www.facebook.com/dadieuhatanky/ 

Youtubehttps://www.youtube.com/@Traigiongdadieu.

Tiktokwww.tiktok.com/@traigiongdadieu.htk

Zalo
Hotline