KỸ THUẬT CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU GIAI ĐOẠN TỪ 6-9 THÁNG

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU GIAI ĐOẠN TỪ 6-9 THÁNG
Ngày đăng: 26/06/2024 04:34 PM

1. Dinh dưỡng trong chăn nuôi đà điểu – định hướng đúng để tiết kiệm chi phí

      Trong giai đoạn này, hệ vi sinh vật ở manh tràng của đà điểu đã phát triển hoàn thiện. Nếu có đủ nguồn thức ăn xanh, thì có thể tăng nguồn thức ăn xanh, giảm thức ăn tinh xuống để tiết kiệm chi phí. Về nước uống: cần cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch cho đà điểu, vì giai đoạn này đà điểu có thể uống được 4 lít nước/ ngày. Nước cho đà điểu phải là nước mát, nên đặt nước dưới mái che hoặc có bóng cây che mát. Theo kinh nghiệm của trại, một ngày con trên 5 tháng có thể cho ăn được 2 kg cỏ, giảm khẩu phần thức ăn tinh chỉ còn khoảng 700g.

        Giai đoạn này nên cho ăn 2 cữ/ ngày, khuyến nghị 7h sáng – 1h chiều, đảm bảo đủ lượng thức ăn trong máng cho đà điểu có thể ăn tự do, và hết thức ăn vào khoảng 17h để cho đà điểu nghỉ ngơi và hấp thu thức ăn. Mỗi cữ cho cỏ vào máng trước, sau đó mới phủ một lớp thức ăn tinh lên để kích thích đà điểu thèm ăn. Áp dụng phương pháp này có thể giảm tối đa chi phí thức ăn trong chăn nuôi đà điểu thương phẩm nhưng vẫn đảm bảo tăng trọng, lượng thịt vẫn đạt yêu cầu khi xuất chuồng.Trong giai đoạn này thì ta có thể chia làm 2 hướng để nuôi:

1.1 Chăn nuôi đà điểu thương phẩm :

     Thức ăn xanh giai đoạn này chủ yếu là cỏ voi, bắp cải, cỏ ghi nê, rau muống, xuyến chi, chè khổng lồ… và cần được xay nhuyễn để dễ tiêu hóa hơn. Đối với nuôi thương phẩm thì thức ăn tinh ta có thể sử dụng thức ăn cho bò sữa 14% đạm, giai đoạn này cần giảm hàm lượng thức ăn xanh, tăng hàm lượng thức ăn tinh và bổ sung thêm vitamin như: Bcom-plex, ADE, canxi khoáng, vitamin C, acid hữu cơ…nhằm kích thích đà điểu them ăn, tăng khả năng hấp thu, tăng cường sức đề kháng…giúp đà điểu khỏe mạnh và đạt tăng trọng nhanh.

 

Tháng tuổi

Khối lượng

(kg/con)

Thức ăn tinh (g/con/ngày)

Thức ăn xanh (g/con/ngày)

6

~59

1100

1000

7

~72

1200

800

8

~80

1300

1000

9

~88

1400

1100

 

 

*** Lưu ý về sử dụng thuốc khi nuôi thương phẩm:

  • Bổ sung Permasol trong quá trình chăn nuôi giúp kích thích tăng trọng
  • Bổ sung men tiêu hoá để phát triển đường ruột giúp cho đà điểu hấp thu triệt để thức ăn tăng trọng nhanh giame FCR. Bổ sung tuần 2 – 3 lần
  • Bổ sung Becomplex giúp kích thích thèm ăn tuần bổ sung 3 lần

Bổ sung canxi và khoáng định kì tuần 2 lần giúp đà điểu không bị thiếu hụt canxi trong quá trình phát triển

1.2 Chăn nuôi hậu bị sinh sản:

       Đối với nuôi sinh sản trong giai đoạn này, thức ăn tinh sử dụng thức ăn của vịt đẻ với 20% đạm. Thức ăn xanh chủ yếu là cỏ voi xay nhuyễn, giai đoạn này cần ăn đúng định mức, tránh ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng mập mỡ, bụng phệ gây ảnh hưởng đến năng suất trứng sau này. Bổ sung canxi và khoáng định kì tuần 2 lần giúp đà điểu không bị thiếu hụt canxi trong quá trình phát triển.

 

 

Tháng tuổi Khối lượng (kg/con) Thức ăn tinh (g/con/ngày) Thức ăn xanh (g/con/ngày)
6 ~59 1100 1000
7 ~72 1000 1200
8 ~80 1200 1400
9 ~88 1300 1500

Định mức thức ăn cho đà điểu nuôi hậu bị

2. Các bệnh thường gặp trên con đà điểu giai đoạn này

      Đà điểu giai đoạn này đã có sự phát triển hoàn thiện nhất định, để giảm sự hao hụt cần lặp lại các mũi vacxin cần thiết để phòng các bệnh.

2.1 Cúm gia cầm H5N1

 a. Nguyên nhân

  • Nhiễm từ mẹ sang con
  • Nhiệt độ môi trường thấp, virus có điều kiện phát triển bùng dậy
  • Môi trường mang mầm bệnh: không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, dụng cụ chăn nuôi…

b. Biểu hiện

  • Nước tiểu có màu vàng nhạt, đặc sánh lại như keo
  • Suy hô hấp, có âm khi hô hấp
  • Sốt cao, có thể sưng mắt, chảy nước mắt
  • Xuất huyết da, đặc biệt là da đùi và da chân
  • Biểu hiện thần kinh: xoắn cổ, xoay vòng vòng, bại liệt

c. Bệnh tích

  • Gan sưng, xuất huyết điểm
  • Viêm đường hô hấp, phổi xuất huyết
  • Viêm túi khí, xuất huyết nội tạng
  • Gân chân và chân xuất huyết

d. Phòng bệnh

  • Thực hiện vacxin phòng cúm gia cầm
  • Phun sát trùng định kỳ

2.2 Viêm thanh khí quản truyền nhiễm

   a. Nguyên nhân

  • Do nhiễm virus Herpes

   b. Biểu hiện

  • Thở khò khè nhưng thở không mạnh
  •  Phân sệt, nước tiểu tích urat có màu cafe sữa

   c. Bệnh tích

  • Xuất huyết khí quản đoạn 1/3 phía trên (yết hầu)
  • Có bả đậu xuất hiện ở cuống họng

   d. Phòng bệnh

  • Có thể phòng bệnh bằng vaccine

 2.3  Newcastle

 a. Nguyên nhân

  • Do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra 

   b. Biểu hiện

  • Triệu chứng điển hình là thần kinh (xoắn cổ,đứng một chỗ, đi xiêu vẹo)
  •  Sốt cao 42oC,da ửng đỏ
  • Bỏ ăn,khó thở
  • Có khi bị tiêu chảy phân xanh ,rất tanh, khắm.

   c. Bệnh tích

  • Viêm xuất huyết đường tiêu hóa, có những điểm loét hình nón ngược
  • Dạ dày tuyến xuất huyết
  • Xuất huyết dưới da

   d. Phòng bệnh

  • Không có thuốc đặc trị
  • Tăng sức đề kháng bằng thuốc Becomplex, VtaminC…
  • Phòng kế phát các bệnh khác bằng các loại kháng sinh phổ rộng

Khi phát hiện bệnh cần dùng kháng thể sau đó sử dụng vaccin

Lịch sử dụng thuốc cho giai đoạn 6-9 tháng

 

Tháng tuổi Phòng Bệnh Phương pháp Mục đích
6 - 9 tháng 6 tháng ngừa bênh H5N1 Tiêm dưới da Ngừa bệnh cúm gia cầm (H5N1)
Lặp lại vaccin Newcastle Tiêm dưới da Ngừa bệnh Newcastle
Chủng ngừa vaccin ILT Tiêm dưới da Ngừa bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm

 

Xem thêm tại:

 

 

NG TY CỔ PHẦN HÀ TÂN KỲ

Hotline: 036.333.6669

CSKH: 0272.3829971 - 035.650.7279

Sale: 0333.507.279

TVKT: 096.177.6664

Websitehttp://www.traigiongdadieu.com.vn 

Fanpagehttps://www.facebook.com/dadieuhatanky/ 

Youtubehttps://www.youtube.com/@Traigiongdadieu.

Tiktokwww.tiktok.com/@traigiongdadieu.htk

Zalo
Hotline